Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và giá trị bánh dân gian Nam Bộ, thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 từ ngày 17/4 - 21/4/2024 (nhằm ngày 9 – 13/3 Âm lịch) tại Quảng trường quận Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và giá trị bánh dân gian Nam Bộ, thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 từ ngày 17/4 - 21/4/2024 (nhằm ngày 9 – 13/3 Âm lịch) tại Quảng trường quận Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).
Địa chỉ: Số 98 Phan Đình Phùng, P Tân An, Q Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại (+84) 292 625 2527
Email: [email protected]
Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2023. Diễn đàn sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Dự kiến khoảng 350 - 400 đại biểu tham dự trực tiếp.
2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 – 2025), cũng là năm thứ hai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Trong nước, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn với hầu hết các động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; việc làm, thu nhập của người lao động bị cắt giảm, bảo hiểm xã hội chịu nhiều áp lực… Những tồn tại, hạn chế trên gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 cũng như giai đoạn 2021 - 2025.
Vì vậy, việc tổ chức Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023 là rất cần thiết nhằm đánh giá toàn diện tình hình thế giới và trong nước, đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, qua đó tìm kiếm các giải pháp, chính sách để tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực, kiến tạo động lực, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ theo các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cũng như giai đoạn 2021 - 2025 và các nghị quyết khác của Quốc hội.
Đồng thời, các ý kiến, tham luận tại Diễn đàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra các nội dung thuộc chức năng; là nguồn thông tin đầu vào quan trọng để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của Đất nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV sắp tới.
Chủ đề của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 là sự tiếp nối diễn đàn năm 2022 (chủ đề: Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững). Diễn đàn năm nay được tổ chức với 2 phiên chuyên đề và 1 phiên toàn thể.
Chuyên đề 1: Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Chuyên đề 2: Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới.
Phiên toàn thể với chủ đề: Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.
Diễn đàn sẽ làm rõ bối cảnh quốc tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi, phát triển của kinh tế thế giới; chính sách kinh tế của các nước lớn, các đối tác thương mại chính của Việt Nam và tác động đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 09 tháng đầu năm 2023 và dự báo cả năm 2023. Nhận diện các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các vấn đề của thị trường đầu vào – đầu ra, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng của nền kinh tế, rào cản đối với doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường tài chính – tiền tệ; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, lao động việc làm, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp trước mắt và dài hạn.
Việc tổ chức Diễn đàn cũng nhằm rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 và một số nghị quyết liên quan khác…, trong đó làm rõ các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 cũng là dịp để các đại biểu đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong nguyên tắc, phương thức, cách thức điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
Theo các quan chức, kỳ thi quốc gia, được coi là kỳ thi quan trọng nhất trong đời của người Hàn Quốc, được tổ chức vào cùng một ngày trong tuần hàng năm để đảm bảo quá trình phân phối đề thi.
Việc vận chuyển đề thi đến 84 thành phố, quận, huyện trên cả nước mất 3 ngày. Quá trình này không chỉ cần tính đến thời gian di chuyển mà còn cả thủ tục kiểm tra chéo của cơ quan chức năng để đảm bảo đề thi tới đúng địa điểm thi mà không bị gián đoạn.
Sau khi đến địa điểm được chỉ định tại phòng giáo dục của mỗi khu vực, các đề thi sẽ được lưu giữ trong một cơ sở an ninh cao và sau đó được vận chuyển đến địa điểm thi vào buổi sáng sớm của ngày Suneung.
Theo Viện Chương trình và Đánh giá Hàn Quốc (KICE), cơ quan tạo ra, in và giám sát quá trình làm đề thi, việc phân phối đề thi bắt đầu vào thứ Hai vì ngày đó thường có tình trạng giao thông tốt nhất.
KICE đã hạn chế sử dụng thứ Sáu làm ngày thi vì gặp khó khăn trong việc thu phiếu trả lời sau kỳ thi và vận chuyển về trung tâm đánh giá để chấm điểm vì giao thông thường tắc nghẽn vào các buổi chiều thứ Sáu ở Hàn Quốc.
Kỳ thi Suneung đầu tiên, được ra mắt vào năm 1993 cho năm học 1994 để thay thế kỳ thi đầu vào đại học trước đó do bị chỉ trích rằng nó tập trung quá nhiều vào việc học thuộc lòng, đã từng được tiến hành vào thứ Sáu.
Suneung được tổ chức hàng năm vào các ngày thứ Tư từ năm 1994 đến năm 2005, khiến đề thi sẽ được chuyển đi vào ngày Chủ nhật. Nhưng Chủ nhật cũng thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nặng nề do đi du lịch cuối tuần.
Theo KICE, thứ Năm cuối cùng đã được chọn là ngày thi lý tưởng trong năm 2006 để đảm bảo rằng các bài thi được chuyển đến địa điểm thi một cách an toàn đúng thời hạn. Cơ quan này nói thêm rằng lịch thi được thực hiện thông qua sự tham vấn giữa Bộ Giáo dục và từng cơ quan giáo dục để chỉ định ngày tốt nhất cho thí sinh làm bài thi.
KICE giải thích rằng bằng việc thi ngày này, thí sinh cũng có cơ hội cùng xem lại bài thi ở trường với bạn bè và giáo viên vào ngày hôm sau. Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể ngay lập tức giúp tư vấn cho học sinh của họ về cơ hội được tuyển sinh vào đại học bằng cách cùng nhau xem qua các câu trả lời và chấm điểm.
Suneung năm nay diễn ra vào thứ Năm, 16/11 từ 8:40 sáng đến 5:45 chiều địa phương. tại 1.279 địa điểm thi trên toàn quốc.
Tổng cộng có 504.588 thí sinh đã đăng ký dự thi, giảm 3.442 so với năm ngoái. Tuy nhiên, năm nay chứng kiến số lượng thí sinh đăng ký thi lại cao nhất trong 28 năm qua.
Trong số thí sinh năm nay, có 326.646 học sinh trung học phổ thông đang theo học, chiếm 64,7%, trong khi 159.742, tức khoảng 31,7%, đang thi lại.
Đây cũng sẽ là Suneung đầu tiên kể từ khi chính phủ tuyên bố chấm dứt đại dịch COVID-19, tức là các bệnh nhân và học sinh được xác nhận có triệu chứng nhiễm virus sẽ làm bài thi tại cùng địa điểm thi với những thí sinh khác mà không bị cách ly.
Theo Korea Herald, các nhà phê bình dự đoán rằng kỳ thi tuyển sinh đại học do nhà nước quản lý năm nay sẽ dễ hơn bình thường vì bài kiểm tra sẽ chỉ bao gồm các tài liệu được dạy ở các trường công từ năm nay trở đi và sẽ loại trừ cái gọi là "câu hỏi sát thủ" cực kỳ khó.
Suneung, kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia của Hàn Quốc, luôn được tổ chức vào thứ Năm kể từ năm 2006.
Theo các quan chức, kỳ thi quốc gia, được coi là kỳ thi quan trọng nhất trong đời của người Hàn Quốc, được tổ chức vào cùng một ngày trong tuần hàng năm để đảm bảo quá trình phân phối đề thi.
Việc vận chuyển đề thi đến 84 thành phố, quận, huyện trên cả nước mất 3 ngày. Quá trình này không chỉ cần tính đến thời gian di chuyển mà còn cả thủ tục kiểm tra chéo của cơ quan chức năng để đảm bảo đề thi tới đúng địa điểm thi mà không bị gián đoạn.
Sau khi đến địa điểm được chỉ định tại phòng giáo dục của mỗi khu vực, các đề thi sẽ được lưu giữ trong một cơ sở an ninh cao và sau đó được vận chuyển đến địa điểm thi vào buổi sáng sớm của ngày Suneung.
Theo Viện Chương trình và Đánh giá Hàn Quốc (KICE), cơ quan tạo ra, in và giám sát quá trình làm đề thi, việc phân phối đề thi bắt đầu vào thứ Hai vì ngày đó thường có tình trạng giao thông tốt nhất.
KICE đã hạn chế sử dụng thứ Sáu làm ngày thi vì gặp khó khăn trong việc thu phiếu trả lời sau kỳ thi và vận chuyển về trung tâm đánh giá để chấm điểm vì giao thông thường tắc nghẽn vào các buổi chiều thứ Sáu ở Hàn Quốc.
Kỳ thi Suneung đầu tiên, được ra mắt vào năm 1993 cho năm học 1994 để thay thế kỳ thi đầu vào đại học trước đó do bị chỉ trích rằng nó tập trung quá nhiều vào việc học thuộc lòng, đã từng được tiến hành vào thứ Sáu.
Suneung được tổ chức hàng năm vào các ngày thứ Tư từ năm 1994 đến năm 2005, khiến đề thi sẽ được chuyển đi vào ngày Chủ nhật. Nhưng Chủ nhật cũng thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nặng nề do đi du lịch cuối tuần.
Theo KICE, thứ Năm cuối cùng đã được chọn là ngày thi lý tưởng trong năm 2006 để đảm bảo rằng các bài thi được chuyển đến địa điểm thi một cách an toàn đúng thời hạn. Cơ quan này nói thêm rằng lịch thi được thực hiện thông qua sự tham vấn giữa Bộ Giáo dục và từng cơ quan giáo dục để chỉ định ngày tốt nhất cho thí sinh làm bài thi.
KICE giải thích rằng bằng việc thi ngày này, thí sinh cũng có cơ hội cùng xem lại bài thi ở trường với bạn bè và giáo viên vào ngày hôm sau. Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể ngay lập tức giúp tư vấn cho học sinh của họ về cơ hội được tuyển sinh vào đại học bằng cách cùng nhau xem qua các câu trả lời và chấm điểm.
Suneung năm nay diễn ra vào thứ Năm, 16/11 từ 8:40 sáng đến 5:45 chiều địa phương. tại 1.279 địa điểm thi trên toàn quốc.
Tổng cộng có 504.588 thí sinh đã đăng ký dự thi, giảm 3.442 so với năm ngoái. Tuy nhiên, năm nay chứng kiến số lượng thí sinh đăng ký thi lại cao nhất trong 28 năm qua.
Trong số thí sinh năm nay, có 326.646 học sinh trung học phổ thông đang theo học, chiếm 64,7%, trong khi 159.742, tức khoảng 31,7%, đang thi lại.
Đây cũng sẽ là Suneung đầu tiên kể từ khi chính phủ tuyên bố chấm dứt đại dịch COVID-19, tức là các bệnh nhân và học sinh được xác nhận có triệu chứng nhiễm virus sẽ làm bài thi tại cùng địa điểm thi với những thí sinh khác mà không bị cách ly.
Theo Korea Herald, các nhà phê bình dự đoán rằng kỳ thi tuyển sinh đại học do nhà nước quản lý năm nay sẽ dễ hơn bình thường vì bài kiểm tra sẽ chỉ bao gồm các tài liệu được dạy ở các trường công từ năm nay trở đi và sẽ loại trừ cái gọi là "câu hỏi sát thủ" cực kỳ khó.