Đi Mô Rồi Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh Lyric

Đi Mô Rồi Cũng Nhớ Về Hà Tĩnh Lyric

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.

Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.

GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Thành phố Hà Tĩnh nằm ở toạ độ 180 24’ vĩ độ Bắc, 1050 56’ kinh độ Đông. Cách Hà Nội 360 km và Vinh 50 km về phía Nam. Bắc giáp thị trấn Cày, thuộc huyện Thạch Hà; Nam giáp huyện Cẩm Xuyên; Đông giáp xã Thạch Khê, Tượng Sơn huyện Thạch Hà; Tây giáp các xã: Thạch Vịnh, Thạch Tân, Thạch Đài thuộc huyện Thạch Hà. Diện tích đất tự nhiên của Thành phố 56.32,64 ha, trong đó đất phi nông nghiệp 2.064,69ha (đất ở đô thị 298,70ha, đất ở nông thôn 145,88ha, đất chuyên dùng 1 620,11 ha); đất nông nghiệp 3.167,16 ha; đất khác 400,79ha. Là địa bàn trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh.

[caption id="attachment_6715" align="aligncenter" width="600"] Thành phố Hà Tĩnh về đêm[/caption]

Thành phố Hà Tĩnh ngày nay là mảnh đất lịch sử tồn tại từ thời dựng nước, thuộc địa bàn nước Văn Lang thời Hùng Vương. Trong thời Bắc thuộc, vùng đất này thuộc quận Cửu Chân, rồi huyện Hàm Hoan, quận Cửu Đức, quận Nhật Nam, châu Phúc Lộc. Đời Tiền lê (980-1008) thuộc châu Thạch Hà. Từ năm 1025, đời Lý thuộc trại Định Phiên; đời Trần Hồ (1226 -1407) thuộc Châu Nhật Nam; thời thuộc Minh (1047 -1427) là đất huyện Bàn Thạch, Châu Nam Tĩnh. Thời Hậu Lê thuộc huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, Thừa Tuyên (rồi xứ, trấn) Nghệ An. Đời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) lập tỉnh, tỉnh lỵ Hà Tĩnh cũng được hình thành từ đó. Năm Quý sửu, Tự Đức thứ 6 (1853), triều đình bỏ tỉnh, lấy phủ Hà Thanh (trước năm 1841 là Hà Hoa) lập đạo Hà Tĩnh. Đạo thành được đặt ở thôn Nài Thị xã Đại Nài, nguyên lỵ sở huyện Thạch Hà. Năm Ất Hợi, Tự Đức thứ 28 (1875) tỉnh Hà Tĩnh được lập lại, lỵ sở dời về xã Trung Tiết. Đến năm Tự Đức thứ 34 (1881) Thành Hà Tĩnh được xây dựng bằng gạch và đá ong theo kiểu Vô – băng (Vauban) (1). Tỉnh thành không phải là một đơn vị hành chính mà chỉ là nơi đặt trụ sở của chính quyền tỉnh. Cư dân ngoài thành đều thuộc quyền quản lý của xã Trung Tiết, tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa(2). Khoảng năm 1920, có chủ trương “gia quảng” (mở rộng) sáp nhập các xóm Đồng Quế, xã Tắc, Trung Hậu, Tiền Bạt để thu thêm thuế nhà, thuế vệ sinh, còn về mặt hành chính vẫn thuộc xã Trung Tiết. Ngày 10 tháng 5 năm Giáp Ngọ (tức là 11/6/1924) vua Khải Định ban hành Đạo Dụ thành lập thị xã Hà Tĩnh. Ngày 30/7/1924, Toàn quyền Đông Dương Méclanh (Merlin) ra Nghị định chuẩn y Đạo dụ trên. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thị xã Hà Tĩnh chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ bé với diện tích 1,2km2, có các phố: Tịnh Trung, Hoàn Thị, Tiền Môn, Hậu Môn, Tả Môn, Hữu Môn, Tân Giang, Nam Ngạn; dân số 4. 400 người. Trong thời kỳ thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến (1947-1948), các cơ quan xí nghiệp đều sơ tán về các vùng nông thôn. Quản lý thị xã lúc này là Uỷ ban phòng thủ, sau đổi thành Uỷ ban kháng chiến thị xã Hà Tĩnh. Từ năm 1948 đến năm 1957, thị xã Hà Tĩnh không còn trực thuộc tỉnh, mà chỉ là một đơn vị hành chính ngang xã, thuộc huyện Thạch Hà. Ngày 21/11/1957, Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký Nghị định số 564 tái thiết thị xã Hà Tĩnh trên cơ sở địa giới hiện tại. Thị xã Hà Tĩnh lại là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh. Ngày 1/4/1960, Đảng bộ thị xã Hà Tĩnh được thành lập và tiến hành Đại hội lần thứ nhất. Thời kỳ này, thị xã có 4 đường phố là Phan Đình Phùng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Danh Dương và Cao Thắng, có 3 xóm là Thành Đông (Nam Ngạn, Tân Giang, Tả Môn), Đồng Quế, Xã Tắc. Năm 1960 thành lập thêm phố Tân Bình, nhập thêm Liên Bình (Thạch Quý), Phú Lạc (Thạch Phú). Từ năm 1962 -1964, do yêu cầu xây dựng cơ quan và cho dân hồi cư, thành lập thêm hai khối phố mới là Trần Thị Hường và Lâm Phước Thọ. Một số bà con ở Thái Lan trở về được sắp xếp ở tập trung vào một vùng giữa Trung Quý và Đồng Quế lấy tên là khối phố Trần Đức Vịnh. Cũng trong thời gian này mở rộng và nhập thêm Trung Quý của xã Thạch Yên, Đông Phú của xã Thạch Phú vào thị xã. Thành lập hai hợp tác xã nông nghiệp Bồng Sơn, Đồng Hải. Trong thời kỳ chống Mỹ 1965 - 1972, nhân dân sơ tán về các vùng phụ cận vừa sản xuất vừa chiến đấu. Một bộ phận ở lại làm lực lượng nòng cốt bám trụ địa bàn. Trong thời kỳ này, tên gọi các khối phố là: Trần Thị Hường, Lâm Phước Thọ, Đồng Vinh, Lê Bình, Thành Đông, Trần Đức Vịnh. Sau khi đất nước thống nhất (1975), thực hiện Nghị quyết 245 NQ /TW, ngày 20 tháng 9 năm 1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ -Tĩnh, thị xã Hà Tĩnh không còn là tỉnh lỵ. Tuy là đơn vị hành chính ngang cấp huyện nhưng đến năm 1979 vẫn chưa có chính quyền cấp dưới, thị xã Hà Tĩnh vừa làm chức năng cấp huyện, vừa làm chức năng cấp cơ sở, trực tiếp quản lý hai tiểu khu (Bắc Hà, Nam Hà). Tháng 9 năm 1981, thành lập hai phường Bắc Hà và Nam Hà trên cơ sở hai tiểu khu, có 9 khối phố là: Tân Lập, Trần Thị Hường, Lâm Phước Thọ, Đồng Hải, Lê Bình, Đồng Vinh (thuộc phường Bắc Hà); Thành Đông, Bồng Sơn, Trần Đức Vịnh (thuộc phường Nam Hà). Ngày 16 tháng 9 năm 1989, sáp nhập 6 xã: Thạch Linh, Thạch Trung, Thạch Quý, Thạch Phú, Thạch Yên và Đại Nài của huyện Thạch Hà vào thị xã Hà Tĩnh. Năm 1991, tại kỳ họp lần thứ 9 Quốc hội khóa VIII quyết định tách Nghệ- Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh như cũ, thị xã Hà Tĩnh trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh. Tháng 4 năm 1994, thành lập thêm hai phường mới là Trần Phú và Tân Giang. Thị xã có 4 phường, 6 xã với diện tích tự nhiên 30,6km2, dân số 49. 410 người. Tháng 8 năm 2002, UBND tỉnh Hà Tĩnh có quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hà Tĩnh, trong đó xác định thị xã Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật của tỉnh. Ngày 2 tháng 4 năm 2004, Chính phủ có Nghị định số 09/2004/ NĐ- CP về việc mở rộng địa giới hành chính thị xã Hà Tĩnh, cắt thêm 5 xã Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng và Thạch Bình của huyện Thạch Hà vào thị xã. Ngày 19 tháng 7 năm 2006, Bộ Xây dựng có Quyết định số 1048/ QĐ-BXD công nhận thị xã Hà Tĩnh là đô thị loại III. Ngày 07 tháng 02 năm 2007, Chính phủ ra Nghị định số 20/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Hà Tĩnh, chuyển các xã Thạch Linh, Thạch Yên, Thạch Quý thành phường, thành lập phường mới Nguyễn Du. Ngày 28 tháng 5 năm 2007, trên cơ sở thị xã Hà Tĩnh là đô thị loại III, Chính phủ ban hành Nghị Định số 89NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh trực thuộc tỉnh. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thành phố Hà Tĩnh.

[caption id="attachment_6717" align="aligncenter" width="600"]

Một góc thành phố Hà Tĩnh[/caption]

Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính (10 phường, 6 xã), 155 thôn xóm, tổ dân phố (số liệu dân cư năm 2009):

Phường Bắc Hà là phần phía Bắc nội thành và một phần đất các làng Phú Hàu, Trung Hậu, xã Trung Tiết cũ. Phía Bắc giáp phường Nguyễn Du, Tây giáp phường Trần Phú, Đông giáp phường Tân Giang, Namgiáp phường Nam Hà. Trước năm 1945 là thôn Phú Hàu và Trung Hậu, xã Trung Tiết, Tổng Thượng Nhị. Tháng 7 năm 1977 là tiểu khu, năm 1981 chuyển thành phường, năm 1994 cắt một phần đất để lập hai phường mới là Trần Phú và Tân Giang; năm 2007 cắt một phần đất để thành lập phường Nguyễn Du. Diện tích tự nhiên 0,990km2, dân số 10.321 người và 15 tổ dân phố.

Phường Nam Hà là phần đất phía Nam nội thành, phía Bắc giáp phường Bắc Hà, Đông giáp phường Tân Giang, Nam giáp phường Đại Nài, Tây giáp phường Hà Huy Tập. Trước năm 1945 là đất thôn Trung Cần, Đồng Quế, xã Trung Tiết, Tổng Thượng Nhị. Tháng 7 năm 1977 là tiểu khu, năm 1981chuyển thành phường, năm 1994 cắt một phần đất phía đông lập phường mới Tân Giang. Có diện tích tự nhiên 1,095km2, dân số 7.082 người và 10 tổ dân phố.

Phường Tân Giang thành lập năm 1994 trên cơ sở một phần đất và cư dân của phường Bắc Hà, Nam Hà, phía Bắc và Đông giáp phường Thạch Quý, phía nam giáp phường Nam Hà, phía Tây giáp phường Bắc Hà. Trước năm 1945 là khu vực phía đông thành Hà Tĩnh và một phần thôn Khang Quý và Tiền Bạt xã Trung Tiết, tổng Thượng Nhị. Có diện tích tự nhiên 0,99km2, dân số 6259 người và 11 tổ dân phố.

Phường Đại Nài, phía Bắc giáp phường Văn Yên, phường Nam Hà, Đông giáp xã Tượng Sơn (Thạch Hà), Nam giáp xã Thạch Bình, phía Tây giáp xã Thạch Tân. Trước năm 1945 là xã Đại Nài thuộc tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà. Sau năm 1945 cùng với các xã Thạch Bình, Thạch Tân nhập thành xã Thăng Bình. Năm 1954 chia làm ba xã: Thạch Bình, Thạch Tân, Thạch Hoà (Đại Nài), năm 1989, Đại Nài nhập vào thị xã. Có diện tích tự nhiên 4,264km2, dân số 5712 người và 10 tổ dân phố.

Phường Trần Phú được thành lập năm 1994 trên cơ sở một phần đất và cư dân của phường Bắc Hà và của các xã Thạch Linh, Thạch Phú xưa. Phía Đông giáp phường Bắc Hà, Nguyễn Du, Tây và Bắc giáp phường Thạch Linh, Nam giáp phường Hà Huy Tập; có diện tích tự nhiên 1,073 km2, dân số 6.368 người và 9 tổ dân phố.

Phường Thạch Linh, Bắc giáp xã Thạch Trung, Đông giáp phường Hà Huy Tập, Nam giáp Thạch Tân; Tây giáp hai xã Thạch Đài và Thạch Lưu (huyện Thạch Hà). Trước năm 1945 là làng cũ của xã Đại Tiết, tổng Thượng Nhị và Đông Lỗ, Tổng Thượng Nhất. Năm 1950 là xã Nhật Tân, năm 1951 gọi là xã Linh Đài. Năm 1954 chia Linh Đài thành 3 xã: Thạch Đài, Thạch Linh, Thạch Xuân (thuộc huyện Thạch Hà). Năm 1989, Thạch Linh nhập vào thị xã Hà Tĩnh. Năm 1994 cắt một phần đất để lập phường mới (Trần Phú), năm 2007 xã Thạch Linh chuyển thành phường. Có diện tích 6,193 km2, dân số 5.532 người và 12 tổ dân phố.

Phường Thạch Quý, phía Bắc giáp xã Thạch Trung, Đông giáp xã Thạch Hưng, Nam giáp phường Nguyễn Du, Tây giáp phường Tân Giang. Trước năm 1945 là các thôn Khang Qúy, Tiền Bạt, Trung Hậu thuộc xã Trung Tiết, Tổng Thượng Nhị. Từ năm 1954, đến năm 1988 là xã Thạch Quý thuộc huyện Thạch Hà. Năm 1989, Thạch Quý nhập vào thị xã Hà Tĩnh (năm 1993 cắt một số đất nhập vào các phường Bắc Hà, Tân Giang); năm 2004 chuyển thành phường. Có diện tích tự nhiên 3,581km2, dân số 6. 777 người và 12 tổ dân phố.

Phường Hà Huy Tập trước đây là hai làng Phú Hàu, Trung Cần thuộc xã Trung Tiết. Phía Bắc giáp phường Trần Phú, Đông giáp phường Nam Hà, Nam giáp phường Đại Nài, Tây giáp phường Thạch Linh. Trước năm 1945 là hai làng Phú Hàu và Trung Cần thuộc xã Trung Tiết, tổng Thượng Nhị. Từ năm 1954 đến năm 1988 là xã Thạch Phú thuộc huyện Thạch Hà, năm 1989 Thạch Phú nhập vào Thị xã (năm 1994 cắt một phần đất nhập vào phường Trần Phú, Bắc Hà). Năm 2004, Thạch Phú chuyển thành phường, có diện tích tự nhiên 2,008km2và dân số 4. 893 người và 9 tổ dân phố.

Phường Văn Yên, Bắc giáp phường Thạch Quý, Nam giáp phường Đại Nài, Đông giáp xã Tượng Sơn, Tây giáp phường Tân Giang và Nam Hà, trước là thôn Văn Yên xã Trung Tiết, Tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà. Năm 1954 là xã Thạch Yên, huyện Thạch Hà. Năm 1989 nhập vào thị xã Hà Tĩnh, năm 2007 chuyển thành phường, có diện tích tự nhiên 2,536km2, dân số 3. 282 người và 5 tổ dân phố.

Phường Nguyễn Du được thành lập năm 2007 trên cơ sở các phần đất của phường Bắc Hà, Trần Phú, Thạch Quý, xã Thạch Trung. Phía Bắc giáp xã Thạch Trung, phía Nam giáp phường Bắc Hà, phía Tây giáp phường Trần Phú, phía Đông giáp phường Thạch Quý. Có diện tích tự nhiên là  2,203km2, dân số 5300 người và 9 tổ dân  phố.

Xã Thạch Trung, Bắc giáp thị trấn Cày, Thạch Thượng (huyện Thạch Hà), Đông giáp phường Thạch Quý, Nam giáp phường Trần Phú, Tây giáp xã Thạch Linh. Trước năm 1945 là xã Hà Hoàng, tổng Thượng Nhất.  Năm 1954 chia  thành ba xã Thạch Hạ, Thạch Thượng, Thạch Trung thuộc huyện Thạch Hà. Năm 1989, Thạch Trung nhập vào thị xã Hà Tĩnh, chia làm 13 xóm.

Xã Thạch Môn, Bắc giáp xã Thạch Đỉnh, Đông giáp xã Thạch Khê, Nam giáp xã Thạch Đồng, Tây giáp phường Thạch Quý, xã Thạch Hạ. Trước năm 1945 là xã Đồng Môn thuộc huyện Thạch Hà, năm 1954 chia Đồng Môn làm 2 xã là Thạch Đồng và Thạch Môn. Thạch Môn có diện tích tự nhiên 5,530km2, dân số 2768 người và 4 xóm.

Xã Thạch Bình, phía Đông Bắc giáp xã Tượng Sơn, Đông giáp xã Thạch Thắng, Nam giáp 2 xã Cẩm Bình và Cẩm Vịnh, Bắc giáp Đại Nài. Trước năm 1945 là xã Phật Nạo thuộc huyện Thạch Hà. Năm 1946 nhập với các xã Đại Nài, Văn Thư (Thạch Tân) thành xã Thăng Bình. Năm 1954 lại chia Thăng Bình thành 3 xã: Thạch Bình (Phật Nạo), Thạch Hoà (Đại Nài), Văn Thư (Thạch Tân). Năm 2004, Thạch Bình sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên là 3,716km2, dân số 2432 người và 8 xóm.

Xã Thạch Hạ, Bắc giáp xã Hộ Độ, Đông giáp xã Thạch Đỉnh và Thạch Môn; Nam giáp phường Thạch Quý, Tây giáp xã Thạch Thượng (Thạch Hà) và xã Thạch Trung. Trước năm 1945 là xã Hà Hoàng thuộc Tổng Thượng Nhất. Năm 1950 nhập hai xã Hà Hoàng và Nhân Hoà (nay là xã Thạch Thượng) thành xã Quang Lĩnh. Đến năm 1954 lại chia Quang Lĩnh thành 2 xã Thạch Hạ và Thạch Trung (huyện Thạch Hà). Thạch Hạ có diện tích tự nhiên là 7,691km2, dân số 5579 người và 12 xóm.

Xã Thạch Đồng, Bắc giáp xã Thạch Môn, Đông giáp xã Thạch Khê; Nam giáp xã Thạch Hưng, Tây giáp phường Thạch Qúy. Trước năm 1945, là làng Đông và làng Nam thuộc xã Đồng Môn, Tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà. Năm 1954 Thạch Đồng được tách ra từ xã Đồng Môn; được sáp nhập vào Thị xã năm 2004. Thạch Đồng có diện tích tự nhiên 3,357km2, dân số 3 397 người, 7 thôn. Xã Thạch Hưng, Bắc giáp xã Thạch Đồng; Đông giáp xã Thạch Tượng; phía Nam và Tây giáp phường Thạch Quý. Trước năm 1945 là 4 làng Hậu Hạ, Kinh Thượng, Thúy Hội, Kinh Hạ thuộc xã Trung Tiết, Tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà. Năm 1954 trên cơ sở bốn làng trên thành lập xã Thạch Hưng. Thạch Hưng có diện tích tự nhiên 5,206km2, dân số 3292 người và có  9 thôn.

Xã Thạch Hưng, Bắc giáp xã Thạch Đồng; Đông giáp xã Thạch Tượng; phía Nam và Tây giáp phường Thạch Quý. Trước năm 1945 là 4 làng Hậu Hạ, Kinh Thượng, Thúy Hội, Kinh Hạ thuộc xã Trung Tiết, Tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà. Năm 1954 trên cơ sở bốn làng trên thành lập xã Thạch Hưng. Thạch Hưng có diện tích tự nhiên 5,206km2, dân số 3292 người và có  9 thôn.

Quả thật, không còn điều gì thần thánh hơn việc sắp được đi du lịch xa với người yêu. Ôi cái cảm giác phải nói là, vừa sung sướng, vừa hồi hộp, hẳn là gấp 10 lần hẹn hò ở thành phố ấy chứ lị. Này nhé, sẽ có không gian riêng tư này, được ở bên người đó 24/24 này, được cùng nhau khám phá vô vàn địa điểm, trải nghiệm thú vị... này. Chẳng thế mà cứ có cặp đôi nào đăng ảnh du lịch cùng nhau một cái, là ôi thôi sẽ nhận được vô vàn sự ganh tỵ của "dân chúng", đặc biệt là Hội FA.

Nhưng cũng có một số "kinh nghiệm đau thương" khác khi nhiều cặp đôi tự dưng đi du lịch xong về chia tay cái một! Chắc chắn "du lịch đôi" cũng cần một số bí kíp nhất định, để tình yêu sau khi đi du lịch càng mặn nồng hơn, thay vì lạnh nhạt hơn và dẫn đến tan vỡ. Vậy những bí kíp đó là gì?

Trước khi đi, nhất thiết cả hai phải cùng nhau lên 1 lịch trình và trong đó, phải đáp ứng được tối thiểu mong muốn của đối phương. Nàng thích thăm khu du lịch A, chàng thì muốn ra biển -> hãy cố gắng cân đối lịch trình, để cả hai đều enjoy hết mức có thể, chứ đừng nên chỉ làm lịch trình theo sở thích của 1 người.

Tiền bạc là chuyện tế nhị và phái nữ nên hạn chế để hết phần thanh toán cho bạn trai nhé. Tốt nhất nên công bằng, sòng phẳng. Trước chuyến đi, nên một người giữ quỹ và chỉ được xài trong khoảng tiền đó.

Đừng đẩy hết mọi nhiệm vụ cho người ấy nhé. Nếu nàng lo mua vé máy bay, thì chàng hãy xung phong đặt phòng.

Ngày thường hẹn hò đã có đôi lúc mâu thuẫn rồi, chứ nói chi đến khi đi du lịch - dịp mà cả hai ở cạnh nhau 24/24, chắc chắn không thể không có tranh cãi. Những lúc vậy, hãy luôn nhớ tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đối phương, hành xử nhẹ nhàng, đừng nặng nhẹ, không thì sẽ mất vui.

Nàng hay bị say xe? Chàng nên thủ sẵn vài viên thuốc. Chàng không chịu được khăn tắm của khách sạn? Nàng hãy nhớ nhắc chàng mang theo khăn - những hành động đó tuy nhỏ nhưng nói lên sự quan tâm của bạn đến đối phương. Cả chuyến đi dài mà bạn vô tâm bỏ rơi người ấy, thì người ấy sẽ tủi thân lắm.

Có ai đó nói đùa, đi du lịch với nhau giống như sống thử vậy - tật xấu gì cũng bộc lộ ra. Như bừa bộn, cẩu thả, ngủ ngáy quá to... Lúc này, bạn đừng quá sốc. Bởi ai cũng có những tật xấu. Nếu nó không quá nghiêm trọng, không đi lệch khỏi các tiêu chuẩn thì bạn nên bao dung để chuyến đi được vẹn tròn hơn.

Nếu 1 trong 2 nhận trách nhiệm đặt phòng, nhưng lỡ may có sơ suất và cả 2 không có chỗ ở, thì đừng đổ hết tội cho người ấy. Du lịch là trải nghiệm chung. Cả hai phải có trách nhiệm làm cho chuyến đi thật vui vẻ. Cho nên khi có vấn đề - hãy cùng nhau giải quyết. Đừng đẩy hết mọi tội lỗi cho đối phương.

Chắc chắn cả chuyến đi dài, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra. Hơn hết là lúc nào bạn cũng nên nghĩ về những điều tốt đẹp mà cả hai đang có, thay vì những bực bội, hờn giận, trách móc.

Chỉ cần 1 lần tức giận hoặc quát tháo thôi, tức khắc không khí chuyến đi sẽ bị phá tan tành và không ai trong cả hai còn hứng thú để mà tiếp tục nữa. Vì vậy, hãy cố gắng bình tĩnh, kiềm chế, tìm cách giải quyết ôn hòa hơn là phát điên lên.

Để sau đó, chúng ta có thể tạo thành 1 album riêng, hoặc in ra, dán vào sổ tay. Sau này sẽ có lúc chúng ta nhìn lại và biết được, mình đã từng có 1 thời yêu như thế.

Sự hài hước sẽ xua tan những cơn bực dọc trong chuyến đi, giúp quên đi sự mệt mỏi vì những chặng bay, truyền cảm hứng khám phá đến đối phương. Và trong mọi trường hợp, niềm vui sẽ khiến chúng ta càng thêm gắn bó với nhau hơn.

Một buổi tiệc bất ngờ trong phòng khách sạn đã được tắt hết đèn, một địa danh bí mật nào đó mà bạn dẫn người ấy đến, hoặc đơn giản chỉ là 1 cành hoa mua vội ở 1 ngôi chợ vùng cao mà cả hai đi qua - những kỷ niệm như thế sẽ giúp tình yêu thêm thăng hoa.

Ở nhà sao cũng được, giận nhau thì ai về nhà nấy. Nhưng ở nơi xa lạ, tuyệt đối đừng bao giờ bỏ rơi nhau. Vì không ai biết trước được những hiểm nguy tiềm tàng trên đường đi. Chưa kể, người bị bỏ rơi sẽ cảm thấy đau lòng và tổn thương nhiều lắm.

Nắm tay, ôm ấp, những nụ hôn - chẳng còn điều gì tuyệt diệu hơn thế cho 1 chuyến đi dài!

Chẳng ai biết được liệu nay mai, chúng ta còn chung đường hay không, hay tình yêu sẽ gặp trắc trở gì. Vì thế, hãy cố gắng cho nhau những kỷ niệm đẹp, yêu nhau bằng tất cả sự háo hức của chuyến đi đầu tiên, ghi dấu kỷ niệm trên từng chặng đường.