Chiều 14-8, Đại sứ quán nước ta tại Nhật Bản nhận được thông báo của Trường đào tạo chuyên môn thông tin và kinh doanh MEISEI ở tỉnh Chi-ba (Nhật Bản) cho biết sinh viên Nguyễn Trung Hiếu theo học tại trường, đã bị giết hại.
Chiều 14-8, Đại sứ quán nước ta tại Nhật Bản nhận được thông báo của Trường đào tạo chuyên môn thông tin và kinh doanh MEISEI ở tỉnh Chi-ba (Nhật Bản) cho biết sinh viên Nguyễn Trung Hiếu theo học tại trường, đã bị giết hại.
Giữa mùa đông, mỗi buổi sáng, anh Lành phải dậy từ 1h30, làm ấm cơ thể và lên đường đi phát báo đến 6h sáng. Anh phải đi qua hầu hết các con hẻm bất kể tuyết rơi, mưa và gió lạnh. Về đến nhà, hai tai sưng phù lên vì quá lạnh…
Nhật Bản qua những trải nghiệm của du học sinh Việt Nam có nhiều sắc thái khác nhau, nhưng đều chung một nhịp sống sôi động của một đất nước hiện đại. Đôi lúc, xen vào những câu chuyện là cả những xô bồ, tất bật, ngậm ngùi.
Ở Nhật Bản, sinh viên Việt Nam có thể ở trong ký túc xá hoặc thuê ngoài. Một sinh viên Việt Nam du học tại Đại học Tsukuba chia sẻ: Sinh viên có học bổng ít hoặc đi tự túc thì ở ký túc xá, giá rẻ hơn rất nhiều. Một tháng chi phí cho việc ở ký túc xá là khoảng 13.000 – 15.000 JPY (yên Nhật), tức khoảng 3,5 – 4 triệu đồng.
Internet được sử dụng miễn phí, tiền điện, gas được hỗ trợ. Tuy nhiên cũng có một số bất tiện như sử dụng toilet chung, nhà tắm chung (trả 100 – 200 JPY/lần tắm), máy giặt chung (trả 100 – 200 JPY/lần giặt).
Trong khi đó nếu ở ngoài, tự do hơn nhưng chi phí sẽ gấp đôi, khoảng 20.000 JPY/tháng. Nhìn chung giá cả nhà trọ tùy vào nơi sinh viên đến. Ở các khu trung tâm tất nhiên sẽ cao hơn các vùng ngoại ô.
Nhà trọ của sinh viên Việt Nam tại Nhật
Xe đạp là phương tiện chính của du học sinh Việt Nam
Một sinh viên kể lại: Khi thuê nhà tất cả đồ đạc sinh viên phải tự kiếm. Một số vật dụng ban đầu có thể đi xin. Hội sinh viên bên này được sự giúp đỡ nhiệt tình của người Nhật bản địa. Ngoài ra có cửa hàng 100 JPY, mọi thứ đều 100JPY (khoảng 27.000 VND) nên bạn có thể mua được rất nhiều vật dụng cần thiết.
Thức ăn ở Nhật hơi ngọt, những sinh viên sống ở miền Bắc sẽ rất khó ăn. Các quán ăn ở Nhật đều rất đắt. Du học sinh thường tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí. Một số thực phẩm khô và gia vị có thể mang từ Việt Nam sang.
Một sinh viên chia sẻ: Lúc mới sang có thể bạn sẽ phải chi khoản tiền lớn cho ăn uống nhưng nếu biết chọn đúng cửa hàng và đúng thời điểm để mua thì giá cả sẽ không đắt. Sau một thời gian, món ăn nơi đây có thể sẽ hấp dẫn.
Áp phích một lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản
Cổng vào một khu chợ tại Nhật Bản
Phần lớn sinh viên Việt Nam đều chọn đi xe đạp. Các loại phương tiện như tàu điện, xe bus, taxi đều rất tốt, nhưng khá đắt. Sinh viên chỉ mất khoảng hơn 5.000 JPY (hơn 1,3 triệu đồng) để có một chiếc xe đạp cũ. Nhiều sinh viên còn liên hệ những bạn qua trước để xin, ngay cả những người bạn nước ngoài học chung cũng sẵn sàng giúp đỡ sinh viên Việt.
Sinh viên Việt Nam ở Nhật rất chuộng softbank vì được gọi miễn phí từ 2h sáng đến 21h mỗi ngày. Mỗi tháng tiền điện thoại khoảng 1.200 JPY – 2.500 JPY được chi trả qua việc mua thẻ gọi quốc tế (2000 JPY/2 tiếng). Nhưng thông thường, nếu có internet, du học sinh luôn sử dụng Skype và Yahoo! cho thuận tiện và rẻ.
Quần áo, giày dép ở Nhật vào những đợt giảm giá rất rẻ mà chất lượng lại tốt. Các vật dụng khác có thể mua ở các cửa hàng đồ cũ đồng giá.
Cuộc sống ở Nhật rất an toàn. Trộm cắp, cướp giật hầu như ít xảy ra. Các sinh viên du học theo học bổng của chính phủ Nhật sẽ được đảm bảo về an ninh.
Việc học tập tại Nhật Bản rất vất vả và căng thẳng. Trường học được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ việc học tập. Các giáo sư giảng dạy yêu cầu cao đối với sinh viên. Mọi hành vi gian lận trong việc học ở Nhật đều không được chấp nhận.
Các bạn Nhật dè dặt, khiêm tốn và sống khép kín nên rất ít chủ động làm quen hơn so với sinh viên quốc tế khác. Việc tạo mối quan hệ tốt với giáo sư và bạn học giúp cuộc sống sinh viên Việt Nam ở đây thuận lợi hơn.
Giáo sư Yasumasa Fukushima( thứ 2 từ trái sang) và các du học sinh
Bia tưởng niệm các nạn nhân chết trong đợt sóng thần, động đất
Các buổi tụ tập bạn bè nhân dịp nghỉ lễ năm nào cũng diễn ra. Vào cuối tuần, nghỉ đông, hay nghỉ xuân, sinh viên thường đi thăm nhau tại nhiều thành phố trên khắp Nhật Bản. Những ngày lễ lớn ở Việt Nam: Trung thu, Tết cổ truyền, Lễ ông Táo… Sinh viên Việt Nam lại quây quần nấu ăn, trò chuyện và đốt pháo hoa. Những món ăn cổ truyền cũng được thể hiện khéo léo bằng các nguyên liệu mua tại Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cho phép sinh viên được đi làm thêm, giảm bớt gánh nặng tài chính. Hội sinh viên của trường giới thiệu rất nhiều việc làm cho sinh viên. Nếu chăm chỉ, sinh viên có thể kiếm được khoản thu nhập khá để cuộc sống dễ dàng hơn.
Anh Phan Văn Lành, cựu du học sinh trường Đại học Yamanashi, kể lại: Sinh viên Việt làm phục vụ, bồi bàn, giúp việc nhà, phát báo… là phổ biến. Lần đầu đi làm ở một quán ăn Trung Quốc, chủ quán là người Nhật có những nguyên tắc làm việc rất nghiêm khắc. Chỉ cần để một mẩu thức ăn nhỏ rớt xuống sàn nhà mà quên chùi là ngay lập tức bị nhắc nhở và cảnh cáo, rất khó chịu..
Tự ái cá nhân, anh Lành chỉ muốn bỏ về. Anh cố kìm nén cơn giận xin vào toilet mà tự đánh vào tường. Về sau này anh nhận thấy chính những trải nghiệm này đã rèn luyện cho anh rất nhiều để sống và học tập ở xứ người.
Giáo sư yêu cầu phải có mặt hằng ngày trên Lab, trong khi, nếu chỉ làm thêm vào cuối tuần thì sẽ không thể nào kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống. Anh quyết định làm thêm công việc phát báo. Giữa mùa đông khắc nghiệt ở tỉnh Yamanashi (cách Tokyo 1h30 phút đi tàu). Mỗi buổi sáng, anh dậy từ 1h30, trang bị đủ thứ áo quần để làm ấm cơ thể và lên đường đi phát báo đến 6h sáng. Anh phải đi qua hầu hết các con đường và hẻm nhỏ bất kể tuyết rơi, mưa và gió lạnh, phát từng tờ báo. Đến khi về đến nhà, hai tai sưng phù lên vì quá lạnh…
Hình ảnh du học sinh Việt Nam ngoài giờ học tập và lao động
Anh Phạm Tiến Đạt, Đại học Tsukuba chia sẻ: Đời sống “sex” của người trẻ Nhật rất thoáng nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh viên Việt Nam. Người Nhật rất tôn trọng vấn đề cá nhân và chẳng ai làm phiền bạn nếu bạn không muốn điều đó.
Chị Minh Nguyên, kể lại: khi sang Nhật, chị hơn 20 tuổi thấy cái gì cũng đẹp. Chị được mặc áo kimono, khám phá dòng sông Hoa Anh đào, lên tháp Tokyo ngắm thành phố về đêm, xem lá đỏ ở Hakone và tắm Onsen. Chị cũng được đến Kyoto, thăm Kinkakuji, Ginkakuji, Kyomizutera và vào chùa cầu duyên. Sau một năm, về Việt Nam, ngủ mơ cũng thấy con đường đến trường ở Nhật và mong ngày trở lại Nhật.
Vậy mà, chị lấy chồng, sinh con và quay lại Nhật thì thấy nhớ Việt Nam, chờ ngày được về thăm quê hương nhường nào…
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Ở Nhật, người Việt Nam khá nhiều nhưng nằm rải rác ở các vùng. Một bộ phận nhỏ là họ định cư, làm việc đã lâu ở đây. Còn phần lớn là các bạn đi lao động theo diện tu nghiệp sinh trước đây (bây giờ là thực tập sinh). Bên cạnh đó là lao động đi làm việc theo diện kỹ sư hoặc họ là cán bộ được chính các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đưa sang để chuyển giao công nghệ. Đi lao động, họ được sắp xếp công việc từ trước, ngay từ khi còn ở Việt Nam. Còn đối với diện vừa học vừa làm (du học) thì sang đây họ phải tự lo tìm việc để trang trải các khoản chi phí cuộc sống, học tập. Rất ít những người mà được các công ty tư vấn du học sắp xếp cho việc làm ở Nhật. Phần lớn họ phải tự tìm việc, kiếm tiền bằng năng lực của mình. Tình cờ tôi đọc được một bài chia sẻ cuộc sống du học sinh Việt Nam ở Nhật từ tiinvn, xin chia sẻ cùng các bạn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định đi lao động ở Nhật bằng con đường du học.