Biển Đại Nam có tổng diện tích: 21,6 ha; là Biển Nhân Tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Diện tích mặt nước là 20.000 m2 bao gồm Biển Nước Mặn và Biển Nước Ngọt, với chiều sâu 2 mét và độ dập sóng tối đa 1.6 mét, sức chứa của biển Đại Nam khoảng 30.000 khách. Biển Đại Nam được thiết kế bao quanh dãy núi hùng vĩ bên cạnh tòa lâu đài tráng lệ dưới hình thức hồ tạo sóng kép, bao quanh các đảo nhỏ giữa lòng biển.
Biển Đại Nam có tổng diện tích: 21,6 ha; là Biển Nhân Tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Diện tích mặt nước là 20.000 m2 bao gồm Biển Nước Mặn và Biển Nước Ngọt, với chiều sâu 2 mét và độ dập sóng tối đa 1.6 mét, sức chứa của biển Đại Nam khoảng 30.000 khách. Biển Đại Nam được thiết kế bao quanh dãy núi hùng vĩ bên cạnh tòa lâu đài tráng lệ dưới hình thức hồ tạo sóng kép, bao quanh các đảo nhỏ giữa lòng biển.
Dưới đây là danh sách 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam được Mison Trans tổng hợp mới nhất:
Cảng biển này được biết đến là nơi lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Cầu cảng ở đây với chiều dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa/năm.
Do cảng này có lưu lượng phù sa bồi đắp lớn nên chỉ tiếp nhận được tàu 6.000 – 7.000 DWT. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng 2 bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện hơn trong việc lưu thông, đưa năng lực thông quan hàng hóa lên tới 25 – 30 triệu tấn/năm.
Cảng Vũng Tàu là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, đầu mối quốc tế của Việt Nam. Cảng thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đông Nam Bộ Việt Nam.
Cảng Vũng Tàu hiện nay bao gồm 4 khu bến:
Mới đây, Cảng quốc tế Cái Mép vừa được Ngân hàng Thế giới và Hãng tin Tài chính S&P Global Market Intelligence xếp hạng thứ 11 trên tổng số 370 cảng container hoạt động tốt nhất toàn cầu.
Cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế (International Transshipment Port) lớn nhất Việt Nam. Với lợi thế gần với các tuyến đường quốc tế với khoảng cách vượt Thái Bình Dương ngắn nhất so với Hongkong và Singapore cảng Vân Phong giờ đây là một trong những bến cảng trung chuyển quốc tế quan trọng nước nhà.
Theo dự kiến, cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam có khả năng tiếp nhận 5 triệu TEU/năm, với 8 bến cho tàu container có sức chở đến 12.000 TEU và 8 bến cho tàu feeder cùng tổng diện tích toàn cảng đạt 405 ha và tổng chiều dài bến lên đến 5.710m.
Triển vọng phát triển trung tâm logistics & cảng nước sâu Quốc tế: Thành lập từ năm 1977, Cảng Quảng Ninh là một trong những cảng biển nước sâu có quy mô của một cảng tổng hợp Quốc gia và là đầu mối khu vực (loại 1) quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế trọng điểm Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội.
Cảng Quảng Ninh là điểm kết nối quan trọng trong hoạt động vận tải và lưu thông hàng hoá giữa các vùng lân cận.
Năng suất của cảng lên đến 40 container/cẩu/giờ. Thời gian giải phóng tàu 5.000 TEU chỉ mất hơn một ngày.
⇒ Xem thêm: Top 5 cảng biến lớn nhất thế giới
Quy Nhơn là một cảng biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 2014, cảng này bốc dỡ tổng cộng 12.850.300 tấn hàng, cao nhất trong các cảng ở khu vực Trung Bộ.
Cơ sở vật chất với 7 cầu tàu, tổng chiều dài 1.068m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT với tần suất bình thường, tàu có trọng tải 50.000DWT giảm tải; hệ thống luồng lạch, phao tiêu hoàn chỉnh, dẫn dắt tàu ra vào 24/24h. Hàng trăm thiết bị, phương tiện, công cụ xếp dỡ đã được trang bị đủ khả năng xếp dỡ tất cả các loại hàng rời, hàng container, kể cả hàng siêu trường, siêu trọng.
Cảng Sài Gòn là một hệ thống các cảng biển tại TPHCM đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất nhập khẩu.
Cảng gồm các khu bến cảng tổng hợp và cảng Container gồm Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai; Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.
Năm 2015, Cảng TP.HCM vinh dự được đứng trong Top 25 Cảng Container của thế giới. Trong quá khứ, Cảng Sài Gòn từng là cảng biển lớn và quan trọng nhất của Việt Nam trong vấn đề lưu chuyển hàng hóa quốc tế.
Tổng diện tích mặt bằng là 500.000m2 gồm 5 khu cảng (Hành khách tàu biển, Nhà Rồng Khánh Hội, Tân Thuận, Tân Thuận 2 và Cảng Thép Phú Mỹ) với 3.000m cầu tàu, 30 bến phao và 280.000m2 kho bãi.
Cảng Cửa Lò với chức năng chính là khu bến cảng tổng hợp, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ, một phần hàng quá cảnh của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Tổng diện tích quy hoạch của cảng Cửa Lò 450 ha. Cảng có 6 bến, trong đó 4 bến đã đi vào khai thác. Chiều dài bến cảng là 3.020 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT.
Cảng Dung Quất là cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi; được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008. Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là một cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu Công nghiệp lân cận.
Đây là khu bến tổng hợp, bến Container cho tàu có trọng tải từ 10.000 – 30.000 DWT và bến chuyên dùng cho công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 – 70.000 DWT. ̣
Cảng Chân Mây sở hữu 2 cầu bến với tổng chiều dài 760m, độ sâu trước bến từ -9,4m đến -12,5m. Bến số 1 với chiều dài 480m và Bến số 2 với chiều dài 280m đủ khả năng tiếp nhận tàu hàng đến 50.000 DWT, tàu container 2.800 TEUs và tàu khách đến 362m.
Tổng dung tích 225.282 GRT hội đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển trở thành cảng đón được các cỡ tàu du lịch mới nhất và lớn nhất thế giới.
Cảng Đà Nẵng nằm trong Vịnh Đà Nẵng với diện tích 12 km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, cảng Đà Nẵng sở hữu gần 1.200m cầu bến có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 TEU, tàu khách loại lớn đến 150.000 GRT.
Có hệ thống giao thông thuận lợi, đóng vai trò là khâu quan trọng trong chuỗi Dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta.
⇒ Xem thêm: Top 5 hãng tàu lớn nhất thế giới
Mison Trans hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp các bạn biết thêm về các cảng biển ở Việt Nam.
MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
Head Office: 200 QL13 (Cũ), P.Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
VPĐD: 13 Đường số 7, Cityland Center Hills, Gò Vấp, TP.HCM
Với hơn 3260km bờ biển, Việt Nam có nhiều triển vọng cho phát triển ngành dịch vụ cảng biển. Các cảng biển lớn nhất của Việt Nam phân bổ từ Bắc vào Nam, với các lợi thế tự nhiên riêng và các tiềm năng phát triển khác nhau. Cảng Quảng Ninh: Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh cảng biển. Hệ thống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như: vụng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió do được Vịnh Hạ Long bao bọc,... giúp Cảng Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, cảng cũng chú trọng việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cùng việc đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu về xếp dỡ hàng hóa, vận tải và kinh doanh kho bãi, các dịch vụ hàng hải khác Cảng Hải Phòng: Đây là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng hai bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 - 30 triệu tấn/năm. Hiện tại, Cảng Hải Phòng gồm 5 chi nhánh và có Trụ sở chính tại số 8A Trần Phú, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng Hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng sẽ là nơi được hưởng lợi nhờ vị trí chiến lược gần các quốc gia Đông Bắc Á và cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ có sự chênh lệch giữa hai khu vực trước và sau cầu Bạch Đằng. Trong đó, các cảng biển có vị trí nằm trước cầu Bạch Đằng (tính từ cửa biển vào) như Tân Vũ, Cảng Xanh VIP, Nam Hải Đình Vũ sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì có thể đón được các tàu trọng tải lớn, trong khi các cảng phía sau cầu Bạch Đằng dần chuyển hướng sang phát triển mảng dịch vụ logistics.
Cảng Cửa Lò là một cảng biển nước sâu nằm trong hệ thống cụm cảng Nghệ An. Cảng thuộc địa phận xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với vai trò cửa ngõ của Bắc Trung Bộ. Đây là cảng có chiều dài 3.020 mét và có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT đến 50.000 DWT lưu thông. Từ nay đến năm 2020, Cảng biển nước sâu Cửa Lò sẽ trở thành một cảng quốc tế, tổng hợp, cảng container và là cảng đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.
Cảng Chân Mây là một cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta. Đây là một trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Cảng Chân Mây nằm ở vị trí thuận lợi giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong nên thuận tiện trong việc tiếp nhận tàu neo đậu, xếp dỡ hàng. Bên cạnh đó, Cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung: Huế và Đà Nẵng, khu du lịch trọng điểm quốc gia: Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã), và nắm vai trò là cửa ngõ hướng ra Biển Đông thuận lợi nhất cho các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây.
Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế trong khu vực cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng nằm trong Vịnh Đà Nẵng, có hệ thống giao thông thuận lợi đóng vai trò là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta. Cảng Đà Nẵng ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông thì còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Với hệ thống cảng khu vực Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam, tuy nhiên sau năm 2018, cạnh tranh giá cước tại đây có thể sẽ gay gắt hơn do cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đi vào hoạt động làm tăng nguồn cung, ước tính lượng cung vượt cầu trong năm này sẽ là 293 nghìn TEU, tình hình sẽ càng trầm trọng thêm khi cảng nước sâu Liên Chiểu đi vào hoạt động trong năm 2023.
Cảng Dung Quất là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008, Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là một cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận. Đây là khu bến tổng hợp, bến container cho tàu có trọng tải từ 10.000 đến 30.000 DWT và bến chuyên dùng cho công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 đến 70.000 DWT. Dự kiến trong tương lai, Cảng Dung Quất sẽ có thêm khu bến nữa tại Vịnh Mỹ Hàn.
Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ. Cảng nằm trong khu vực Vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió nên rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Nơi đây có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000 DWT lưu thông bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải). Với vị trí là của ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông, Cảng Quy Nhơn nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu nước ngoài lưu thông. Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước biết đến với năng suất và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu giải phóng tàu nhanh, cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Cảng Vân Phong Cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế (International Transshipment Port) lớn nhất Việt Nam. Theo các nhà hoạch định, Vịnh Vân Phong có tiềm năng lớn cho việc xây dựng một cảng trung tâm. Hiện nay, Cảng Vân Phong chỉ gồm hai khu bến: - Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu. Năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT và dự kiến vào năm 2020 là 400.000 DWT. - Khu bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho hàng rời. Cảng Vũng Tàu Cảng Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia - đầu mối quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: - Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình - Khu bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân - Khu bến sông Dinh - Khu bến Đầm, Côn Đảo Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng thêm hai khu bến cảng Long Sơn - chuyên phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu và khu bến khách Sao Mai, Bến Đình - chuyên phục vụ vận tải hành khách. Hệ thống cảng biển ở quanh khu vực tp. Hồ Chí Minh (bao gồm ba cụm cảng Cát Lái, Sài Gòn và Hiệp Phước) sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong khi khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng gia tăng kích thước tàu của thế giới. VITIC tổng hợp
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 53,01 tỷ USD. Xuất siêu ở mức kỷ lục 12,07 tỷ USD; tăng 43,7% chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước. Năm 2024, dự báo nông sản Việt Nam tiếp tục “rộng đường ra biển lớn”. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp phải đối mặt với “3 cái khó”, là thị trường, thời tiết và dịch bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường và khống chế dịch bệnh, ngành nông nghiệp sẽ cố kiểm soát nhưng về thời tiết thì khó đoán định.
Xuất khẩu gạo tiếp tục đạt những kỷ lục mới (Trong ảnh: Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long). Ảnh: Công Hân.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), năm 2023 Việt Nam có 6 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là rau quả (5,69 tỷ USD), gạo (4,78 tỷ USD), hạt điều (3,63 tỷ USD), cà phê (4,18 tỷ USD), tôm (3,38 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (13,37 tỷ USD).
Tới nay, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Theo bộ NNPTNT, năm 2023, sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn (tăng 1,7% so với năm 2022); sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn (tăng 3,5%); sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn (tăng 2,9%).
Năm 2023, rau quả và gạo thắng lớn. Xuất khẩu gạo đạt 4,78 tỷ USD lập kỷ lục lịch sử về kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 1989 (năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo). Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng bùng nổ, thu về khoảng 2,3 tỷ USD, trở thành “trái cây tỷ đô” mới của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Bộ NNPTNT cho rằng, năm 2024 ngành nông nghiệp sẽ tăng tốc trong xuất khẩu, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54 - 55 tỷ USD.
Thuận lợi đã rõ, nhưng khó khăn chưa phải đã hết. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nhận được những cảnh báo SPS (Hiệp định An toàn thực phẩm và An toàn bệnh dịch động, thực vật) từ các thị trường xuất khẩu; tuy rằng những cảnh báo đó còn ở mức thấp. Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết, trong 10 tháng của năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra 55 cảnh báo đối với nông sản Việt Nam; chỉ chiếm 1,4% trong tổng số 3.865 cảnh báo mà EU đưa ra với tất cả các nước. Rau quả là nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 23 trường hợp, tiếp đó là sản phẩm thủy sản (19) và bánh kẹo và các sản phẩm chế biến khác (13). Vi phạm do dư lượng hóa chất chiếm 58%, vi phạm do độc tố nấm mốc chiếm 9% và vi phạm khác chiếm 33%.
Tuy nhiên, cứ 6 tháng 1 lần, EU sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường này. Vì thế, nếu làm không tốt, hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra.
Thủy sản là một trong những mặt hàng còn nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á. Ảnh: Quang Vinh.
Năm 2023 là năm gạo Việt Nam “dẫn dắt” thị trường thế giới, lập kỷ lục về kim ngạch ở mức cao nhất sau 34 năm xuất khẩu mặt hàng này. Đó là tin vui, thế nhưng có thể nói gì phía sau bức tranh sáng màu ấy?
Thông thường, giá xuất khẩu tăng cao DN sẽ nắm được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu để thu nhiều lợi nhuận. Nhưng theo ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo tăng nóng nhưng một số DN thua lỗ, thậm chí có DN không đủ tiềm lực phải hủy hợp đồng xuất khẩu đã ký trước đó. Cùng đó, kho của DN không có sẵn hoặc có nhưng không đủ, buộc DN phải gom mua với giá cao để giao hàng, hoàn thành hợp đồng, giữ chữ tín với đối tác.
Nguyên nhân cụ thể dẫn đến khó khăn này là bởi chuỗi liên kết trong ngành gạo còn lỏng lẻo, DN có thể bị hủy kèo (hoặc ngược lại).
Câu chuyện chuỗi liên kết nông nghiệp thiếu chặt chẽ không phải chuyện mới. Trước mắt, rất cần sự liên kết thật chặt, DN phải cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của nhà nhập khẩu.
Về mặt hàng rau quả. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái sầu riêng lên tới 2,2 tỷ USD; gấp 5 lần năm 2022 và gấp 10 lần năm 2021. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Hiện sầu riêng Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan, nhưng sắp tới sẽ có thêm không ít đối thủ trong khu vực, trong đó có Philippines. Trong khi đó, Malaysia cũng đang đẩy nhanh đàm phán để Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng tươi của nước này. Hiện Trung Quốc chỉ nhập sầu riêng đông lạnh của Malaysia.
Khi có nhiều nhà xuất khẩu cùng tham gia thì đương nhiên sự cạnh tranh sẽ lớn lên. Khi đó chất lượng, giá cả sẽ mang tính quyết định. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, mới đây Thái Lan đã nâng tiêu chuẩn sầu riêng xuất khẩu, cụ thể là tăng độ khô của cơm sầu riêng từ 32% lên 35%, đồng thời thực hiện giám sát từng lô hàng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu đề ra. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho nông dân trồng sầu riêng và DN xuất khẩu Việt Nam.
Với trong nước, đáng lo ngại là khi xuất khẩu thuận lợi sẽ dẫn tới việc diện tích vùng trồng tăng nhanh; tranh mua, tranh bán, gian lận thương mại, nhất là trong việc mua bán mã số vùng trồng.
Đây cũng lại là mối lo cũ cần phải được tháo gỡ triệt để.
Vai trò của thị trường Đông Bắc Á
Tới nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều khu vực, quốc gia với kim ngạch nhập khẩu lớn đã trở thành trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam. Đó là những thị trường truyền thống cần nỗ lực giữ vững và khai thác theo chiều sâu. Tuy nhiên, việc xác định những thị trường có giá trị kinh tế cao để từ đó tập trung phát triển là điều cần phải được đặt ra và làm tốt trong năm 2024.
Theo giới chuyên gia nông nghiệp, thị trường Đông Bắc Á có dân số hơn 1,6 tỷ người (riêng Trung Quốc là 1,4 tỷ người). Đây là khu vực có sức mua lớn, có hệ thống sản xuất ở trình độ cao và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thương mại, nhất là với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện, các nước trong khu vực Đông Bắc Á đều đã ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương với Việt Nam, như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP (với cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (với Nhật Bản)…
Như vậy, tại Đông Bắc Á, cùng thị trường Trung Quốc thì thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là rất quan trọng. Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), tổng nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Hàn Quốc 40 tỷ USD/năm; Nhật Bản 33 tỷ USD/năm. Trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường giàu có này mới chỉ chiếm lần lượt 1,3 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.
Hiện thị trường Đông Bắc Á chiếm 48% trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Đây cũng chính là thị trường xuất khẩu rất quan trọng đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, khi mặt hàng rau quả với tỷ trọng 75% tổng xuất khẩu ra thế giới. Cụ thể: vải thiều chiếm tỷ trọng 92% tổng xuất khẩu ra thế giới; thanh long (hơn 90%); cao su và sắn (lần lượt là 83% và 95,8%).
Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty cổ phần OTAS Global cho biết, giai đoạn 2019-2022, tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu rau quả của thị trường Nhật Bản đạt trung bình 2,5%/năm nhưng đã tăng lên 6% trong năm 2023. Nhưng Việt Nam vẫn đứng thứ 10 trong tổng số các quốc gia xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản, với khoảng 1,7% trong kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước này.
Cũng cần nhắc lại, theo Hiệp định VJEPA có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
Khai thác thị trường tiềm năng Trung Đông - Châu Phi
Tại tọa đàm “Kết nối thông tin về nhu cầu, thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản khu vực Trung Đông - Châu Phi”, do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NNPTNT) phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công thương) tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng đây là hai khu vực thị trường tiềm năng, có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng lương thực, thực phẩm.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang 2 khu vực thị trường này có xu hướng gia tăng. Mặc dù thị phần còn thấp và giá trị đạt được còn nhỏ nhưng tốc độ tăng giá trị xuất khẩu ở 2 thị trường khu vực này là khả quan. Theo ông Nguyễn Phúc Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công thương), trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông - Châu Phi, nông sản, thủy sản luôn nằm trong nhóm những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có kim ngạch tăng trưởng tốt, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với khu vực này đạt khoảng 10 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu nông, thủy sản đạt hơn 1,6 tỷ USD.
Đối với khu vực châu Phi, các mặt hàng nông sản nhiều tiềm năng xuất khẩu gồm: gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, các mặt hàng nông sản chế biến, thực phẩm đóng hộp, thủy sản... Trong khi đối với khu vực Trung Đông, các mặt hàng nông sản nhiều tiềm năng gồm có: gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, trái cây tươi (thanh long, chanh leo, vải, chanh không hạt), thủy sản...
Bên cạnh thuận lợi thì cũng còn khó khăn do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh, điều kiện đi lại... Thêm nữa, mạng lưới thương mại của Việt Nam ở khu vực Trung Đông - châu Phi còn mỏng, chi phí dịch vụ logistics cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, việc gia tăng thị phần xuất khẩu nông sản tại 2 khu vực thị trường tiềm năng này cần được đẩy mạnh, để nông sản Việt ngày càng vươn xa.
“Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi lời tri ân của hàng triệu nông dân, hàng chục nghìn hộ nông nghiệp tới các cán bộ ngoại giao trong và ngoài nước, những người đã góp phần đưa nông sản của nông dân, sản phẩm chế biến nông nghiệp ra thế giới, kèm theo hình ảnh Việt Nam, tiếng nói việt Nam ra thế giới. “Việc mua bán nông sản không chỉ là con số vô hình mà là cảm xúc, là những thể hiện hữu hình, là hình ảnh Việt Nam, thương hiệu quốc gia. Hình ảnh đất nước Việt Nam có người nông dân Việt Nam” - Bộ trưởng nói và nhấn mạnh “muốn đi xa phải đi cùng nhau, chúng ta cần đi cùng nhau để xuất khẩu nông sản”. Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần cùng nhau hành động “vì hình ảnh đất nước, hình ảnh nông dân Việt Nam” chứ không chỉ dừng lại ở những con số xuất khẩu dù rằng đáng tự hào.