Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, kỹ sư cơ điện là người chịu trách nhiệm trong việc thi công, vận hành hệ thống cơ điện theo đúng bản thiết kế được phê duyệt. Đối với những công trình có quy mô rộng lớn, cần nhiều nguồn nhân lực thì kỹ sư cơ điện sẽ là người hướng dẫn, điều lệnh cho nhóm thợ phụ trách công việc lắp đặt thiết bị.
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, kỹ sư cơ điện là người chịu trách nhiệm trong việc thi công, vận hành hệ thống cơ điện theo đúng bản thiết kế được phê duyệt. Đối với những công trình có quy mô rộng lớn, cần nhiều nguồn nhân lực thì kỹ sư cơ điện sẽ là người hướng dẫn, điều lệnh cho nhóm thợ phụ trách công việc lắp đặt thiết bị.
Tư vấn, lựa chọn vật tư cho chủ dự án theo đúng quy chuẩn, chất lượng và tiết kiệm. Đứng ra chịu trách nhiệm làm việc với bên phân phối và ký hợp đồng.
Lĩnh vực công nghệ không ngừng phát triển. Thêm vào đó là nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện trong thực tế cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, cơ hội việc làm kỹ sư điện ở hiện tại và cả trong tương lai đều rất rộng mở.
Theo thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, Việt Nam hiện đang thiếu nhân lực trầm trọng trong các ngành nghề về cơ khí, điện tử, điện tử viễn thông, cơ điện tử, chế tạo máy,… Tuy nhiên, số lượng nhân sự có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ được khoảng 54,87%.
Vì vậy, cơ hội việc làm kỹ sư điện hiện đang có tốc độ phát triển rất tốt. Bằng chứng là ngay cả những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ có kỹ năng cơ bản cũng có thể nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.
Một ưu điểm khác là ngành điện thiên về hướng thực hành. Do đó, bạn có thể thành thạo các kỹ năng làm việc cần thiết chỉ trong thời gian ngắn. Nói cách khác, bạn sẽ có nhiều lựa chọn việc làm đa dạng để bắt đầu tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng, sau đó có thể tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn.
Hiện tại, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất đều có định hướng phát triển các hệ thống tự động hoá và đẩy mạnh việc điều khiển hệ thống máy móc qua cơ chế tự động. Trong khi đó, công việc thiết kế hệ thống tự động lại là công việc phù hợp với kỹ sư điện tử.
So với các ngành nghề khác thì ngành kỹ thuật điện mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn hơn hẳn. Lý do là vì ngành nghề này chú trọng vào tính ứng dụng cao.
Những cơ hội việc làm bạn có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện vô cùng đa dạng. Điển hình là những việc sau:
- Kỹ sư điện tại công ty điện lực.
- Kỹ sư điện tại các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.
- Kỹ sư điện tại các phòng thí nghiệm.
- Kỹ sư điện tại các cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện.
- Kỹ sư điện tại các đơn vị sản xuất công nghệ tự động hóa và điện tử hóa cao.
- Kỹ sư điện chuyên thi công hoặc tư vấn, thiết kế, vận hành hệ thống điện tại các công ty, nhà máy đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Tóm lại, cơ hội việc làm cho kỹ sư điện luôn rất dồi dào và không ngừng phát triển. Những bạn đang theo học ngành này cũng có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, bởi vì bạn chỉ cần nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng chuyên môn thì những vị trí việc làm tốt chắc chắn nằm trong tầm tay.
Đối với những bạn trẻ học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, sau khi tốt nghiệp thì vị trí việc làm nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn nhất đó là Kỹ sư Điện. Ở bài viết này hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công việc Kỹ sư Điện.
Kỹ sư Điện hiểu đơn giản là người sẽ thực hiện phụ trách nghiên cứu, thiết kế, triển khai xây dựng và hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ thống điện. Công việc này bao gồm cả việc theo dõi, xử lý sự cố, các tình huống bất thường khi nó xảy ra.
Kỹ sư Điện được chia thành nhiều vị trí khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ thuộc 2 chuyên ngành phổ biến như sau:
Kỹ sư Điện – Điện tử: Nhóm này chủ yếu sẽ thực hiện các công việc liên quan đến những kiến thức, yếu tố chuyên sâu về điện có dây.
Kỹ sư Điện tử – Viễn thông: Tập trung chủ yếu vào những dịch vụ thông tin không dây, bao gồm hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông.
Kỹ sư Điện làm những công việc gì
Kỹ sư Điện sử dụng kiến thức chuyên môn, các nguyên tắc kỹ thuật để phân tích, thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện từ các thành phần nhỏ nhất đến quy môn lớn như hệ thống an ninh, hệ thống báo động,….
Trong toàn bộ quá trình vận hành hệ thống, Kỹ sư Điện phải kiểm tra xác minh hiệu suất của thiết kế mới.
Lên kế hoạch bóc tách vật tư và thiết bị điện
Phối hợp kỹ sư thi công tiến hành giám sát, đồng thời kiểm tra, phê duyệt bản vẽ, thông số kỹ thuật liên quan.
Theo dõi hệ thống điện để làm nghiệm thu dự án
Vận hành và quản lý hệ thống điện
Khi dòng điện gặp sự cố như mất điện, quá tải, chập điện,… Kỹ sư phải có mặt xử lý kịp thời.
Kiểm tra, thay thiết bị mới định kỳ để nâng cao chất lượng của hệ thống điện, hạn chế sự cố chập cháy do cũ, quá tải.
Một số công việc chuyên môn khác
Tư vấn cho doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư về những loại vật tư của hệ thống điện có thể giúp tiết kiệm và đảm bảo chất lượng công trình.
Thực hiện các công việc liên quan đến bảo dưỡng cũng như kiểm tra hệ thống điện định kỳ.
Lưu trữ các loại hồ sơ liên quan đến hệ thống điện tổng thể, hệ thống điện chi tiết
Đào tạo và hướng dẫn cũng như chuyển giao các vấn đề liên quan đến hệ thống điện cho người phụ trách tại công trình.
Theo thống kê bảng lương Kỹ sư Điện trên các website tuyển dụng, mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường ngành này là 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.
Đối với những người có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm thường dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ, tùy theo trình độ và kỹ năng chuyên môn. Sau vài năm làm việc chăm chỉ, mức lương sẽ tăng lên 20.000.000 – 30.000.000 VND.
Học Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ở đâu
Đến với Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, các bạn sinh viên sẽ được học tập trong một môi trường cởi mở, sáng tạo. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, chất lượng cao và giàu kinh nghiệm. Chương trình học song song với thực hành nhằm mục tiêu nâng cao tay nghề, trình độ và kỹ năng cho các bạn sinh viên ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt là có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn là đối tác của nhà trường cũng như được kết nối việc làm sau khi tốt nghiệp.
Bạn vừa mới ra trường hay đang tìm việc? Bạn đang quan tâm về vị trí kỹ sư cơ điện nhưng chưa hiểu rõ về ngành nghề này? Đừng lo, bài viết này của CareerViet sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc, yêu cầu của công việc này. Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
Kỹ sư cơ điện có tên tiếng là Mechanical & Electrical Engineer, vì thế vị trí này hay được gọi là kỹ sư M&E. Hệ thống công việc M&E được chia làm 4 hạng mục chính: - Hệ thống điện. - Hệ thống thông gió và điều hòa không khí. - Hệ thống thiết bị cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh. - Hệ thống báo cháy, chữa cháy. Khi nói về kỹ sư M&E là nhắc tới những người bao quát phần công việc của phần cơ và phần điện. Tuy nhiên, trong mỗi hạng mục chính sẽ có kỹ sư chuyên môn phụ trách riêng. Kỹ sư M&E vẫn có thể nắm vững kiến thức tốt của hai phần này nhưng không có nghĩa phải thông thạo kỹ thuật của cả hai.
Theo đó, kỹ sư cơ điện là người phụ trách công việc tư vấn bản vẽ, lắp đặt, thiết kế, thi công cho các hạng mục về cơ điện của tất cả công trình xây dựng như tòa nhà, chung cư, trường học, bệnh viện, cửa hàng,... Với vai trò đảm nhiệm các công việc vận hành, theo dõi, giám sát các hoạt động về máy móc, thiết bị cơ điện, kỹ sư cơ điện là vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.