Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn, có dân số đông thứ hai sau Trung Quốc, có chiều dài lịch sử trên năm ngàn năm, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, đặc biệt là nền văn hóa tâm linh Đông phương, trong đó có Phật giáo. Ấn Độ là mảnh đất thiêng mà nhiều tôn giáo xuất hiện như Ấn giáo (Hinduism), Kì-na giáo (Jainism), Sikh giáo (Sikhism), Phật giáo (Buddhism)…và cũng là nơi các bậc Thánh xuất hiện ra đời như Mahāvira, vị giáo chủ của đạo lỏa thể - Kì-na giáo; Mahatma Gandhi, nhà cải cách Ấn giáo và nhà chính trị bất bạo động nổi tiếng; Guru Nanak, vị thầy thứ nhứt sáng lập đạo Sikh, và đặc biệt nhất là Sakyāmuni Buddha, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử, nhà sáng lập Phật giáo.
Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn, có dân số đông thứ hai sau Trung Quốc, có chiều dài lịch sử trên năm ngàn năm, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, đặc biệt là nền văn hóa tâm linh Đông phương, trong đó có Phật giáo. Ấn Độ là mảnh đất thiêng mà nhiều tôn giáo xuất hiện như Ấn giáo (Hinduism), Kì-na giáo (Jainism), Sikh giáo (Sikhism), Phật giáo (Buddhism)…và cũng là nơi các bậc Thánh xuất hiện ra đời như Mahāvira, vị giáo chủ của đạo lỏa thể - Kì-na giáo; Mahatma Gandhi, nhà cải cách Ấn giáo và nhà chính trị bất bạo động nổi tiếng; Guru Nanak, vị thầy thứ nhứt sáng lập đạo Sikh, và đặc biệt nhất là Sakyāmuni Buddha, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử, nhà sáng lập Phật giáo.
Chúng tôi đã yêu cầu Chính quyền tiểu bang Tripura hợp pháp hóa pháp nhân, pháp lý trường Đại học Phật giáo này, sau đó, chúng tôi sẽ đệ trình lên Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ để có sự chuẩn y chính thức.
Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya, người Sáng lập và Chủ tịch Quỹ Giáo dục Bahujana Hitaya & Dhamma Dipa Foundation (Bahujana Hitaya Educational Trust & Dhamma Dipa Foundation ) tại Manubankul ở quận Nam Tripura, cách Agartala 130 km vài năm trước.
Ông đã được sự tín nhiệm và được cộng đồng Phật giáo nhất trí bầu chức Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế - một Cơ quan Phật giáo Quốc tế của các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới vào tháng 12 năm 2017 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc thảo luận, TT Dhammapiya chia sẻ rằng, có rất nhiều sinh viên quan tâm đến việc nghiên cứu Văn hóa Phật giáo trong các nghiên cứu Đông Nam Á, nhưng các tổ chức học thuật được thành lập cho đến nay đã không đủ sức thu hút họ.
Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế, cũng cho biết: “Một trường Đại học Phật giáo như thế có thể hoạt động hoàn hảo nếu được thành lập ở Đông Bắc Ấn Độ kể từ khi khu vực này có chung nối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á liền kề.
Ở Ấn Độ, chúng tôi có mối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á. Người dân từ các quốc gia này đã yêu cầu chúng tôi có một tổ chức giáo dục Phật giáo tại Ấn Độ với các cơ sở hạ tầng tốt.
Chúng tôi đang xem xét để xây dựng cơ sở giáo dục tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt ở tiểu bang Tripura, ở đây chúng tôi gần gũi hơn về mặt văn hóa.
Ước tính sơ bộ có khoảng 100 rupee có thể được chi cho dự án. Toàn bộ chi phí do xã hội hóa bởi cộng đồng Phật giáo đóng góp.
Chúng tôi hy vọng sẽ có các nhà hoạch định hàng đầu từ Malayasia thực hiện kế hoạch cho việc này. Vì vậy, chi tiêu cuối cùng vẫn chưa được ước tính. Chúng tôi sẽ yêu cầu cộng đồng Phật giáo tiếp tục đóng góp công sức và tài vật”.