Virus Hpv Có Chữa Được Không

Virus Hpv Có Chữa Được Không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các loại vắc xin HPV thường được sử dụng?

Hiện tại, tại Việt Nam có hai loại vắc xin phòng ngừa HPV được sử dụng, bao gồm Gardasil 4 (Mỹ), Gardasil 9 (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Các loại vắc xin này có những điểm khác biệt quan trọng về số lượng chủng virus HPV mà chúng có khả năng phòng ngừa, nhóm đối tượng tiêm, lịch tiêm, và hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến HPV.

Xuất xứ: Vắc xin Cervarix được sản xuất bởi GlaxoSmithKline tại Bỉ.

Chủng virus HPV phòng ngừa: Vắc xin Cervarix bảo vệ trước 2 chủng virus HPV gây u nhú ở người là 16 và 18. Được áp dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 25 để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Lịch tiêm: Gồm 3 mũi tiêm, với mũi 1 tiêm vào ngày đầu, mũi 2 sau 1 tháng, và mũi 3 sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.

Tác dụng: Vắc xin này giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Lưu ý về lịch tiêm: Vắc xin Cervarix có thể được điều chỉnh lịch tiêm mũi thứ 2 từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi đầu tiên và mũi thứ 3 từ 5 đến 12 tháng sau mũi đầu tiên, nếu cần thiết. Hiện tại, chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại sau lịch tiêm ban đầu.

Cách sử dụng: Vắc xin Cervarix được tiêm bắp vào vùng cơ delta.

Xuất xứ: Vắc xin Gardasil 4 sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme tại Mỹ.

Chủng virus HPV phòng ngừa: Gardasil 4 bảo vệ cơ thể trước 4 chủng virus HPV gây u nhú ở người là 6, 11, 16 và 18. Nó được phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và ung thư hậu môn.

Lịch tiêm HPV: Gồm 3 mũi tiêm, với mũi 1 tiêm vào ngày đầu tiên, mũi 2 sau 2 tháng và mũi 3 sau ít nhất 4 tháng kể từ mũi 2.

Tác dụng: Vắc xin Gardasil 4 giúp phòng ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Lịch tiêm linh động: Nếu không thể tiêm đúng lịch, có thể áp dụng lịch tiêm nhanh dành cho đối tượng từ 15 tuổi, với mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cách sử dụng: Vắc xin Gardasil 4 được tiêm bắp vào vùng cơ delta cánh tay hoặc vào vùng trước bên của phía trên đùi.

Xuất xứ: Vắc xin Gardasil 9 sản xuất bởi Merck Sharp & Dohme tại Mỹ.

Chủng virus HPV phòng ngừa: Gardasil 9 bảo vệ cơ thể trước 9 chủng HPV phổ biến nhất: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Nó được phê chuẩn sử dụng cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi.

Lịch tiêm HPV: Gồm 2 hoặc 3 mũi tiêm tùy thuộc vào độ tuổi:

Tác dụng: Vắc xin Gardasil 9 giúp phòng ngừa nhiều các loại ung thư tương tự như Gardasil 4 nhưng được mở rộng để có thể bảo vệ cơ thể trước nhiều chủng của virus HPV hơn.

Lịch tiêm linh động: Nếu không thể tiêm đúng lịch, có thể áp dụng lịch tiêm nhanh cho đối tượng từ 15 tuổi, với mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Cách sử dụng: Vắc xin Gardasil 9 được tiêm bắp vào vùng cơ delta cánh tay hoặc vào vùng trước bên của phía trên đùi.

Lưu ý rằng, lựa chọn giữa hai loại vắc xin này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân, độ tuổi và khuyến nghị của chuyên gia y tế.

Tiêm vắc xin ngừa HPV là biện pháp hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy tiêm vắc xin ngừa HPV được thực hiện ở độ tuổi nào?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ tuổi lý tưởng nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV là từ 9 đến 26 tuổi. Hiệu quả của vắc xin HPV tăng cao khi trẻ được tiêm đúng độ tuổi và tiêm sớm. Sau khi hoàn thành lịch tiêm vắc xin HPV, khả năng miễn dịch có thể bảo vệ cơ thể trong khoảng thời gian lên đến 30 năm.

Đối với nam và nữ giới trên 26 tuổi đã có quan hệ tình dục, vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa HPV. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm vắc xin trong trường hợp này không cao như ở độ tuổi khuyến cáo ban đầu. Việc tiêm vắc xin ở độ tuổi trên 26 có thể giúp bảo vệ khỏi một số chủng HPV, nhưng không đảm bảo mức độ bảo vệ tối đa mà bạn có thể đạt được nếu tiêm ở độ tuổi thích hợp ban đầu.

Có cần khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sau tiêm vaccine phòng HPV không?

Phụ nữ hoạt động tình dục ở mọi lứa tuổi vẫn sẽ cần được xét nghiệm Pap sau khi họ được tiêm vắc xin. Điều này rất quan trọng vì vắc xin HPV bảo vệ chống lại hầu hết nhưng không phải tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung. Khi chị em đã có gia đình từ 21 tuổi trở lên hoặc đã có hoạt động tình dục thì cần thăm khám định kỳ hằng năm, xét nghiệm tế bào học và HPV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở nước ta. Đáng buồn là số lượng nữ giới mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao ở mức độ đáng báo động và tiêm HPV là giải pháp ngăn ngừa bệnh lý này hữu hiệu nhất. Vậy độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu.

Nam hay nữ 30 tuổi đều nên tiêm HPV càng sớm càng tốt để ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm đạo,...

Nếu bạn đã 30 tuổi thậm chí ngoài 30 tuổi thì vẫn có thể tiêm phòng HPV được nhưng hiệu quả sẽ không cao được như độ tuổi khuyến cáo.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV chính là từ 9 - 26 tuổi, và khoảng thời gian lý tưởng nhất là từ 11 - 12 tuổi. Đây là khoảng thời gian vắc xin hoạt động tốt nhất và mang lại hiệu quả ngừa bệnh cao.

Dựa theo các báo cáo từ WHO, phụ nữ từ 35 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Chính vì vậy, việc tiêm HPV chưa bao giờ quá muộn. Đây là cách để phòng ngừa bệnh do virus HPV gây ra cho cả nam và nữ.

Độ tuổi và đối tượng cần được tiêm phòng HPV

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên độ tuổi để vacxin còn có hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi và chị em phụ nữ chưa lập gia đình hoặc chưa quan hệ tình dục. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Mặc dù vắc xin phòng HPV tại Việt Nam chỉ được chỉ định tiêm ở nữ giới, các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thu được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật)

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vacxin HPV được sử dụng rộng rãi là:

Liều bổ sung không được khuyến cáo.

Vắc xin HPV có thể được tiêm cùng lúc với các loại vắc xin khác.